Doanh nghiệp Nam Phi tìm kiếm đối tác Việt Nam để nhập khẩu hạt điều

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu Công ty Chateau Gateaux (Pty) Ltd, là một công ty của Nam Phi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hạt điều. Hiện công ty đang có mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam để nhập khẩu hạt điều sang Nam Phi. Các doanh nghiệp quan tâm đề nghị liên hệ với công ty:

Company: Chateau Gateaux (Pty) Ltd

Add: 49 Island Circle, Riverhorse Valley Business Estate, Effingham, Durban, 4017; Suite 145, private bag X10, Musgrave, 4062

South Africa

Tel: +27 31 569 6964 (ext 626)

Fax 0866826595

Email: mal@chateaugateaux.co.za

Handphone: 082 800 0978

Director: Malcolm Lyle

Hoặc

Chị Nguyễn Thị Chi – Ban QHQT/VCCI

Tel: 04-35742022/ext 245

Fax: 04-35742020

Email: chint@vcci.com.vn

Nhức nhối hàng giả nguồn gốc Trung Quốc

(HQ Online)- Theo Ban chỉ đạo 389 TP.Hải Phòng, vấn nạn nhập hàng Trung Quốc sau đó gắn nhãn, mác hàng hóa các thương hiệu nổi tiếng để đưa vào tiêu thụ nội địa đang là tình trạng nhức nhối trên địa bàn thành phố cảng.

Bếp gas Trung Quốc “đội lốt” Italy.

Theo thông tin cập nhật của Ban chỉ đạo 389 TP.Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 15 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng hóa vi phạm như mì chính, giầy, đồ gia dụng, phụ tùng xe máy…

Điển hình là vụ việc Công ty TNHH Romal Việt Nam (Hà Nội) nhập khẩu 2 lô hàng bếp gas Trung Quốc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III (tháng 1-2015). Mặc dù hàng hóa khai báo có xuất xứ Trung Quốc nhưng theo kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan, hàng hóa có nhiều dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Báo Hải quan đã thông tin về vụ việc vi phạm này.

Mới đây, Công ty CP giám định và thẩm định tài sản Việt Nam xác định: Hàng hóa NK của Công ty TNHH Romal Việt Nam có thông tin có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ từ Italy, Đức hay châu Âu (nhưng thực tế đây là hàng hóa xuất xứ Trung Quốc).

Trong khi đó, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xác đinh, hàng hóa của Công ty TNHH Romal Việt Nam có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bếp gas “SABAF” của Italy đã được bảo hộ.

Để ngăn chặn nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, Ban chỉ đạo 389 TP. Hải Phòng đề nghị cơ quan chức năng trang bị thêm cho địa phương tàu, xuồng cao tốc, trang thiết bị thông tin liên lạc, hỗ trợ kinh phí…

T.Bình

7 sản phẩm CNTT đã qua sử dụng có thể được nhập khẩu

(HQ Online)- Xung quanh việc Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến dự thảo Quyết định cho phép một số trường hợp được NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng, cấm NK. Tổng cục Hải quan cho rằng cần quy định chặt hơn điều kiện DN cũng như thu hẹp hơn các trường hợp được phép NK.

Cần quy định chặt hơn điều kiện NK các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để ngăn chặn việc NK sản phẩm cũ, lạc hậu. Ảnh: ST

Phù hợp với thực tế

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua có nhiều DN kiến nghị về việc gặp khó khăn, lúng túng khi làm hồ sơ, thủ tục xin cấp phép NK sản phẩm thuộc Danh mục CNTT đã qua sử dụng cấm NK. Cụ thể, NK sản phẩm mẫu về làm nghiên cứu phát triển, nghiên cứu khoa học; NK các sản phẩm về để gia công phần mềm; NK hàng hóa theo hình thức di chuyển tài sản, mở rộng đầu tư trong cùng một tập đoàn; NK các sản phẩm có tính năng chuyên dùng…

Đối với các trường hợp này, thông thường DN chỉ đề nghị NK sản phẩm với số lượng ít và không phục vụ mục đích kinh doanh thương mại mà chỉ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, nghiên cứu. Bên cạnh đó các sản phẩm đề nghị NK rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, do vậy không thể định danh rõ sản phẩm theo mã số HS để loại trừ trong Danh mục cấm NK mà cần phải quy định cụ thể trường hợp loại trừ. Hơn nữa, trong quá trình đàm phán gia nhập các hiệp định kinh tế quốc tế như Hiệp định TPP cũng đặt ra một số yêu cầu cần phải hoàn thiện các quy định quản lý phù hợp với các điều khoản và cam kết khi tham gia, như nội dung về mở cửa thị trường hàng tân trang trong Hiệp định TPP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để nhằm giúp người dân tiếp cận các sản phẩm tốt với giá cả phù hợp. Các trường hợp đề nghị NK như trên thực sự cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP, các DN khi có nhu cầu NK các sản phẩm trên phải làm hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước và trở ngại cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trước thực tế đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định các trường hợp cho phép NK hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm NK. Theo đó, các trường hợp cho phép NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm NK dự kiến gồm: Một là, NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một tổ chức, DN; NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để làm thiết bị dùng để điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất. Hai là, NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất phần mềm, dịch vụ gia công quy trình kinh doanh bằng CNTT, xử lý dữ liệu cho nước ngoài. Ba là, NK các sản phẩm CNTT chuyên dùng. Bốn là, NK sản phẩm CNTT sau khi đưa ra nước ngoài để sửa chữa (đối với các sản phẩm có giá trị lớn, đã hết thời hạn bảo hành nhưng trong nước không sửa chữa được). Năm là, NK sản phẩm CNTT được sản xuất trong nước về để bảo hành, sửa chữa và tái xuất. Sáu là, NK sản phẩm CNTT để tân trang, tái chế và phân phối lại trong nước. Bảy là, NK sản phẩm, linh kiện, phụ kiện đã được tân trang để thay thế, sửa chữa cho người sử dụng trong nước mà sản xuất, linh kiện, phụ kiện đó hiện nay không còn được sản xuất.

Nhưng cẩn thận quản lý

Xung quanh vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần lấy thêm ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế của các DN dịch chuyển đầu tư trước khi xây dựng chính sách ưu đãi cho các đối tượng này, tránh trường hợp một số DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên sau thời gian dài hoạt động, hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhưng vẫn báo cáo tài chính lỗ… Đồng thời, cần quy định chặt hơn điều kiện NK các mặt hàng này đảm bảo các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng còn giá trị sử dụng nhằm ngăn chặn việc NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cũ, lạc hậu.

Đối với việc NK sản phẩm CNTT để phục vụ thực tế hoạt động sản xuất phần mềm, dịch vụ gia công quy định kinh doanh bằng CNTT (BPO), xử lý dữ liệu cho nước ngoài, Tổng cục Hải quan cho rằng diện được NK theo dự thảo quy định khá rộng, do vậy cần hạn chế việc NK các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng trong trường hợp này. Theo đó, chỉ nên cho phép tạm nhập các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để phục vụ các hợp đồng gia công sản xuất phần mềm, gia công quy trình kinh doanh BPO, xử lý dữ liệu cho nước ngoài và phải tái xuất 100% các sản phẩm CNTT đã NK sau khi kết thúc hợp đồng gia công, xử lý dữ liệu và có thể gia hạn thời gian tạm nhập các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cho các trường hợp này.

NK các sản phẩm CNTT chuyên dùng cũng phải quy định cụ thể chủng loại, danh mục mã số HS. Việc NK sản phẩm CNTT để tân trang, tái chế và phân phối lại trong nước, theo Tổng cục Hải quan diện cấp phép rất rộng và cần cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đối với các sản phẩm sau tân trang, tái chế. Đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ việc làm sao có thể quản lý các sản phẩm sau tân trang, tái chế có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới cùng loại từ khâu NK.

Liên quan đến hồ sơ cấp phép NK hàng hóa, theo Tổng cục Hải quan, việc xây dựng hồ sơ cấp phép nên tương ứng các điều kiện tiêu chí đối với các trường hợp được phép NK hàng hóa thuộc Danh mục cấm NK. Đối với trường hợp NK sản phẩm, linh kiện, phụ kiện đã được tân trang tái chế để thay thế sửa chữa cho người sử dụng trong nước mã sản phẩm, linh kiện, phụ kiện đó hiện nay không sản xuất, quy định DN NK cần có thêm tài liệu chứng minh các sản phẩm, linh kiện, phụ kiện NK hiện nay không sản xuất, quy định cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm xác minh các tài liệu này.

Được sử dụng kết quả giám định cho các lô hàng NK tiếp theo

HQ Online)- Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời đề nghị của Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam, hướng dẫn thủ tục đối với mặt hàng khai báo là dây thép thuộc mã số 7229.90.90.

Được sử dụng kết quả giám định cho các lô hàng NK tiếp theo nếu cùng tên hàng, xuất xứ… NK từ một nhà sản xuất.

Tổng cục Hải quan cho biết, tại điểm g, khoản 1, Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT- BTC của Bộ Tài chính đã quy định rõ về việc sử dụng kết quả giám định, phân tích, phân loại để khai tên hàng, mã số hàng hóa NK.

Vì vậy, đề nghị Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam thực hiện sử dụng kết quả giám định, phân tích, phân loại để khai tên hàng, mã số hàng hóa NK theo đúng quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng hướng đẫn các Chi cục Hải quan thuộc đơn vị quản lý căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, quyết định việc sử dụng kết quả phân tích, giám định của các lô hàng dây hàn bằng thép hợp kim thuộc mã số 7229.90.90 đã thông quan trước đó để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo, NK từ cùng một nhà sản xuất.

Đã xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 11-6-2015, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 2,123 triệu tấn, 918,667 triệu USD.

Ảnh: khai thác Internet

Hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000– 5.100 đ/kg, lúa dài khoảng 5.300 – 5.400 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.350 – 6.450 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 – 6.200 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg, gạo 15% tấm 7.050 – 7.150 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.850 – 6.950 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines tăng được dự đoán sẽ hỗ trợ giá gạo xuất khẩu đang liên tục giảm tại châu Á.

Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ hiện tương ứng đạt 365 USD/tấn, 355 USD/tấn và 380 USD/tấn, giảm so với 410 USD/tấn, 380 USD/tấn và 390 USD/tấn hồi đầu năm

Mới đây, Việt Nam đã đồng ý cung cấp 150.000 tấn gạo với giá 410,12 USD/tấn cho Philippines. Việt Nam sẽ giao 60% trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu trước ngày 15-7 và số còn lại giao hàng trước 15/8.

Hồi đầu năm, Philippines đã nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Việt Nam và 200.000 tấn từ Thái Lan.

Cơ quan lương thực Quốc gia Philipines (NFA) đang lên kế hoạch mua thêm 250.000 tấn gạo sau khi Cục Thống kê Philippines (PSA) dự báo sản lượng lúa quý II của nước này giảm 4,3% xuống 3,898 triệu tấn so với 4,073 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,1% so với 3,902 triệu tấn dự báo hồi tháng 4.

Thái Lan, Việt Nam và Campuchia – các nước đang có hiệp định song phương với Philippines – sẽ được mời tham gia đàm phán G2G trong tuần này.

Theo vov.vn